Thử Làm Ứng Dụng Tô Màu Ảnh Xám Thành Ảnh Màu Sử Dụng Tensorflow

Thực hiện

Đây là một bài toán tiếp cận bằng Deep Learning, nên việc thu thập nhiều dữ liệu có ý nghĩa rất quang trọng trong việc đóng góp vào độ chính xác của mô hình. Ở đây, chúng ta sẽ download tập dữ liệu ảnh của http://places2.csail.mit.edu/download.html và sử dụng mạng UNet để huấn luyện mô hình.

Thu thập hình ảnh và tiền xử lý

Dữ liệu sẽ được download tại địa chỉ http://data.csail.mit.edu/places/places365/train_256_places365challenge.tar. Tập trên có kích thước 108 GB. Đây là tập ảnh thuộc hệ màu RGB. Chúng ta sẽ chuyển tập ảnh trên về hệ màu grayscale làm ảnh gốc cho quá trình huấn luyện. Có một mẹo nhỏ cho chúng ta rút ngắn quá trình huấn luyện nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác của mô hình là ngoài kênh màu RGB mà chúng ta hay xài, trên thế giới còn có kênh màu HSV, trong đó nếu chúng ta chuyển một ảnh ở kênh màu RGB về hệ màu HSV, và bỏ đi các giá trị H, S, chỉ giữ lại giá trị V, thì chất lượng ảnh xám của nó gần như là tương đương với ảnh grayscale sử dụng công thức “thần thánh” mà chúng ta được học ở môn xử lý ảnh grayscale =0.30*R + 0.59*G + 0.11*B

Vì vậy, thay vì việc input là giá trị xám của ảnh, output là giá trị của các kênh màu RGB, chúng ta sẽ chuyển đổi bài toán lại là input là giá trị xám, output là giá trị H và S.

Mô hình mạng Unet

Hình ảnh

Mạng UNet là một mạng neural network được dùng khá phổ biến trong các cuộc thi phân đoạn ảnh, độ chính xác của nó so với các thuật toán khác là vượt trội hoàn toàn. Ở đây, chúng ta có 2 hướng tiếp cận, một là build một mạng Unet và random init weight rồi huấn luyện nó, cách thứ hai là build mạng unet sử dụng pretrain model rồi huấn luyện. Bởi vì đặc trưng của các pretrain model hoạt động khá tốt và được huấn luyện trên tập dataset lớn, nên mình sẻ sử dụng nó ở bài viết này. Song song đó, mình sẽ cung cấp một giải pháp kèm theo sử để sử dụng mạng mà không dùng pretrain model.

Ú tưởng chính của mạng UNet tựa tựa như auto-encoder, từ ảnh gốc ban đầu, chúng sẽ được nén thông tin lại qua các phép biến đổi Conv2D (như các chú thích màu sắc của mũi tên trong hình trên), sau đó sẽ được “giải nén” về lại ảnh gốc ban đầu. Việc huấn luyện coi như là hoàn tất 100% nếu ảnh gốc với ảnh giải nén là là giống nhau hoàn toàn.

Bài viết sẽ được cập nhật

Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo.

Comments